Văn hóa Việt Nam có thật sự ảnh hưởng bởi Trung Quốc?

“Nói Việt Nam không có văn hóa riêng do sao chép từ Trung Quốc chẳng khác gì nói Nhật Bản và Hàn Quốc không có văn hóa”. Quan điểm được tác giả Tim Tran đưa ra trong một bài viết trên Quora đã nhận được hơn 2.800 lượt upvote. 

Là một người Việt gốc Hoa và đang nghiên cứu về văn hóa châu Á, Tim cho biết bản thân cảm thấy bị “xúc phạm” với nhận định rằng Việt Nam là một quốc gia không có nền văn hóa riêng. Và để bác bỏ quan điểm trên, Tim đã đưa ra lập luận rằng Việt Nam có rất nhiều đặc trưng riêng biệt không thể tìm thấy ở một quốc gia khác. Cùng Techie  liệt kê nhé!

Người Việt nhuộm răng đen

Người Việt từng có tập tục nhuộm răng đen ở mọi tầng lớp, giới tính và độ tuổi. Tại Việt Nam, nhuộm răng đen từng là biểu tượng của vẻ đẹp. Ngay cả những bậc Hoàng đế cũng nhuộm răng đen. Trong khi đó, chỉ một bộ phận ở khu vực miền Nam của Trung Quốc mới có tập tục nhuộm răng.

Ngưởi Việt nhuộm răng đen
Ngưởi Việt nhuộm răng đen

Người Việt cổ xăm mình

Trong thời đại nhà Lý và nhà Trần, tất cả mọi người đã xăm mình. Tại thời điểm đó, xăm hình được xem là yêu cầu để trở thành quan chức trong triều đình. Và chỉ có hoàng đế mới được xăm hình rồng. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, xăm hình được xem là dấu hiệu của tội phạm. Đó là lý do mà sau khi bị nhà Minh đô hộ, triết lý xăm hình của người Việt đã bị xóa bỏ và trở thành điều cấm kỵ.

Ngưởi Việt cổ xăm mình
Ngưởi Việt cổ xăm mình

Ăn trầu

Cho đến tận bây giờ, một bộ phận người Việt ở khu vực nông thôn vẫn còn giữ thói quen nhai trầu. Môi đỏ từ trầu được xem là biểu tượng của sắc đẹp. Trầu cau là lễ vật không thể thiếu trong các lễ hỏi cưới. Và dĩ nhiên, các bậc quý tộc như hoàng hậu cũng ăn trầu.

Tập tục ăn trầu
Tập tục ăn trầu

Người Việt từng thích đi chân trần hơn

Người Việt ở tất cả các tầng lớp, mọi độ tuổi và giới tính đã từng có thói quen đi chân trần. Ngay cả các vị quan thời kỳ nhà Nguyễn cũng thường vào triều với bàn chân trần Lý do là việc không sử dụng giày dép được xem là tiện lợi và hiệu quả hơn với hơn. Các vị vua và hoàng hậu cũng đi chân trần trong cuộc sống hằng ngày. Dĩ nhiên là ông bà chúng ta vẫn có giày dép! Chỉ là họ chỉ mang vào những dịp quan trọng!

Văn hóa Việt Nam

Khi nói đến giày dép, giày của phụ nữ Việt Nam đặc biệt vì nó lộ đế

Người Trung Hoa xem việc bó chân là tiêu chuẩn của vẻ đẹp ở Phụ nữ. Chẳng giống như vậy, phụ nữ Việt khá tự hào về việc để lộ ra gót chân của mình. Những đôi guốc với phần gót chân để lộ là có mục đich cả. Mức độ đẹp của gót chân thể hiện mức độ đẹp của phái nữ thời ấy. Mặt khác, vì người Việt thích đi chân trần, do đó đất nước ta không có tục bó chân.

>Hài của hoàng hậu nhà Nguyễn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế
Hài của hoàng hậu nhà Nguyễn được lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật cung đình Huế

Kiểu tóc ở mỗi triều đại Việt đều khác với Trung Hoa

Trong thời kỳ Lý, Trần, nam giới có thói quen để tóc ngắn hoặc cạo đầu vì mục đích tôn giáo (Phật giáo). Điều này khác với kiểu tóc dài và buộc thành búi theo tập quán Nho giáo ở Trung Quốc.

Tất nhiên, người Việt cũng có nuôi tóc dài và búi lại, song không phổ biến như kiểu tóc ngắn. Thời Lê, cả đàn ông và phụ nữ đều để tóc dài tự nhiên. Tóc càng dài, càng mượt mà thì càng đẹp. Vì vậy mà nhiều người thậm chí để tóc dài chạm đất. Điều này trái ngược với phong tục không bao giờ xõa tóc của người Hán.

Trong văn hóa Đông Á, chỉ người Nhật thời  Heian và thời Lê của Việt Nam để tóc xoã như thế, trong khi người Triều Tiên và Hán thì lại búi tóc lên. Ngoài ra, ở thời Nguyễn, người ta chuộng búi tóc và đội khăn xếp. Đây là kiểu vấn khăn chỉ Việt Nam mới có. Người Trung Quốc không có kiểu khăn tương tự như thế.

Kiểu tóc ngắn thời Trần
Kiểu tóc ngắn thời Trần

Thời trang Việt cổ cũng khác biệt với Trung Quốc do khí hậu nhiệt đới

Người Việt chuộng màu sắc tối cho trang phục hàng ngày. Thời kỳ Lý, người Việt mặc cổ phục với áo cổ chéo. Thời Trần, người Việt mặc áo cổ tròn Viên Lĩnh Bào, không có dây đeo thắt lưng. Ngoài ra, đàn ông thường đóng khố thay vì mang quần dài.

Đến thời Lê, kiểu áo cổ chéo được ưa chuộng hơn nhưng không vén vạt áo. Phần cổ áo được để rộng và thoải mái do khí dậu nóng, để lộ phần trên của áo lót trong. Ngược lại, cổ áo của Trung Quốc luôn chạm đến cổ.

Trang phục ngưởi Việt cổ

Trang phục người Việt cổ

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là người Việt thích mặc hở. Chúng ta từng là một trong những dân tộc với trang phục kín đáo nhất Đông Nam Á.

Bước sang thời Nguyễn, người Việt du nhập phong cách trang phục cổ cao của Minh. Nhưng cổ áo thấp hơn. Ông bà ta lúc này đều mang quần dài và chuộng kiểu áo với tay bó sát.

Còn ở thời kỳ thuộc địa Pháp, trang phục này trở thành áo dài với thiết kế bó lại ở eo. Áo dài không liên quan đến sườn xám của Trung Quốc. Trừ việc chúng được ra đời cùng thời điểm và đều mang hơi hướng bó sát của phương Tây.

Người Việt sử dụng nhiều loại nội thất và phương tiện di chuyển khác biệt

Các bậc quý tộc ngày trước từng đi lại bằng cách ngồi trên lưng voi. Họ cũng sử dụng võng như một phương tiện di chuyển. Ông cha ta chuộng sử dụng sập làm món đồ nội thất. Và khi ăn cơm, đồ ăn cần được sắp lên mâm.

 

Võng, lọng thời xưa
Võng, lọng thời xưa
cái sập
cái sập

Ẩm thực Việt là độc nhất

Ẩm thực Việt độc đáo do vừa có đặc trưng riêng, vừa có sự kết hợp do ảnh hương từ Trung Quốc và Pháp. Nước mắm của nước ta có hương vị riêng biệt. Phở là món độc nhất. Ẩm thực cung đình Huế cực kỳ tinh tế và đa dạng.

Phở Việt
Phở Việt

Chữ viết

Người Trung Quốc không đọc được hệ thống viết của người Việt. Chữ Nôm đã được tạo ra để viết tiếng Việt dân dã và thường được sử dụng cùng với Hán Tự, do có nhiều từ mượn từ tiếng Trung (giống như tiếng Nhật và tiếng Hàn). Quốc Ngữ sau này xuất hiện và thay thế chữ Nôm.

chữ viết Việt Nam

Đấu củng

Đấu củng là kết cấu đỡ mái (chịu lực) phổ biến trong kiến trúc truyền thống ở các nước Trung, Hàn, Nhật. Tuy nhiên, trong kết cấu kiến trúc Việt từ thời Lê Trung Hưng đã không còn thấy loại hình này. Mà thay vào đó là bẩy/kẻ.

bẩy/kẻ trong kiến trúc Việt
bẩy/kẻ trong kiến trúc Việt

Tín ngưỡng người Việt đa dạng, có chế độ Mẫu quyền

Đạo Mẫu là một trong những tín ngưỡng phổ biến tại Việt Nam, là trường phái thờ phụng thần linh tính nữ. Mặc dù có những vị thần thuộc phái nam, nhưng số lượng nữ thần nhiều hơn đáng kể và các vị thần nữ là những thực thể mạnh mẽ, có quyền uy tối cao.

Đạo Mẫu
Đạo Mẫu

Vũ khí độc đáo

Nhà Minh của Trung Quốc từng mua một lượng lớn vũ khí từ Việt Nam. Vũ khí của nước ta nổi tiếng nhờ được trang trí vô cùng tinh xảo. Đặc biệt, vũ khí của tầng lớp quý tộc thường được trang trí bằng vàng, ngọc trai và bạc.

Vũ khí Việt Nam
Vũ khí Việt Nam ở thế kỷ 17

Những họa tiết đặc trưng riêng

Từ nhiều thế kỷ trước, người Việt đã có những mẫu hoa văn độc đáo riêng trong trang trí kiến trúc, nội thât. Trong đó đáng kể nhất là họa tiết Phượng Hoàng ở thời kỳ Lê Trung Hưng, mà người Trung Quốc không có.

Họa tiết Việt cổ
Họa tiết kiến trúc độc đáo

Văn hóa gốc của Việt Nam là văn hóa Đông Sơn

Văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa cổ đã từng tồn tại ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Theo huyền sử, đây chính là một trong những văn hóa của các bộ lạc Bách Việt thời kỳ Hùng Vương. Các bộ lạc Bách Việt bị đồng hóa bởi Trung Hoa cũng có nền văn hóa tương tự với Việt Nam cổ đại, do đều xuất phát chung nguồn gốc.

Hy vọng nội dung này đã giúp bạn hiểu thêm về văn hóa lịch sử của Việt Nam. Bạn có thể chia sẻ quan điểm trên trang page của Techie hoặc bài viết gốc ở đây nhé! Rất mong được lắng nghe thêm ý kiến của bạn!

>>Xem thêm: Bản đồ Việt Nam xuất hiện trên bản đồ r/Place của Reddit

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
“Nói Việt Nam không có văn hóa riêng do sao chép từ Trung Quốc chẳng khác gì nói Nhật Bản...