Thị trường IT Nhật liệu có già nua như lập trình viên Việt vẫn nghĩ?

Trái ngược với tâm lý dè dặt của không ít lập trình viên Việt Nam khi “đầu quân” vào các doanh nghiệp cung ứng giải pháp kỹ thuật cho thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại châu Âu lại xem thị trường IT Nhật Bản là mảnh đất màu mỡ để mở rộng kinh doanh, cung ứng những sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin phức tạp, có giá trị cao. 

Trong năm 2018, khi đề cập đến những cản trở chính đối với các doanh nghiệp Nhật trước 2025, METI (Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản) đã dùng hình ảnh vách đá kỹ thuật số – Digital Cliff. 2 yếu tố tạo nên Digital Cliff bao gồm: con người và kỹ thuật

Nhu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ tại Nhật Bản
Thị trường IT Nhật có nhu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ song chưa được đáp ứng đúng mức

Theo Viện Nghiên cứu Fujitsu (Fujitsu Research Institute), Nhật thiếu 430.000 nhân lực trong mảng CNTT. Trong khi đó, đến 2025, 60% các hệ thống CNTT trọng điểm sẽ có tuổi đời hơn 20 năm – cũ kỹ và lỗi thời. Nếu không kịp giải quyết, trước 2030, nền kinh tế Nhật Bản sẽ mất đi 12 tỷ yên mỗi năm. 

Nhật Bản do đó trở thành thị trường vô cùng tiềm năng cho các doanh nghiệp cung ứng giải pháp kỹ thuật trên toàn thế giới. 

Trái ngược với tâm lý dè dặt của không ít lập trình viên Việt Nam khi “đầu quân” vào các doanh nghiệp cung ứng giải pháp kỹ thuật cho thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại châu Âu lại xem Nhật Bản là mảnh đất màu mỡ để mở rộng kinh doanh, cung ứng những sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin phức tạp, có giá trị cao (Uỷ ban Châu Âu định nghĩa, doanh nghiệp vừa có dưới 250 người, mức doanh thu – turnover ít hơn hoặc bằng 50 triệu euro mỗi năm). Nhu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ của thị trường Nhật đồng thời cũng thu hút các doanh nghiệp Mỹ, Israel và những công ty có trụ sở ngay tại châu Á – Thái Bình Dương.

Theo báo cáo Digital Transformation in Japan – Assessing business Opportunities for EU SMEs được EU-Japan Centre for Industrial Cooperation công bố vào tháng 2/2022, thị trường Nhật Bản không chỉ lớn, có nền kinh tế và sức mua ổn định mà còn là một thị trường trưởng thành (mature market) – loại thị trường đang thiếu hụt sự sáng tạo, tiềm tàng những cơ hội phát triển chưa được khai thác hết. 

Báo cáo kể trên cho biết, những cơ hội tại thị trường Nhật Bản bao gồm: 

  1. Giải pháp B2B về cơ sở dữ liệu và bảo mật công nghệ thông tin (data platform và IT security) 
  2. Phần mềm dưới dạng dịch vụ hoạt động thông qua mô hình phân phối đám mây B2B (cloud based software-as-a-service SaaS)
  3. Mua sắm công (Public procurement) cho chính phủ điện tử (e-government) và đô thị thông minh (smart cities) 
  4. IoT và AI cho các giải pháp nhà máy thông minh 
  5. Phần mềm, AI và IoT cho di chuyển thông minh (smart mobility) và phương tiện tự lái cấp độ 4 (Ở Level này lái xe hoàn toàn không cần phải để mắt đến việc di chuyển của xe nữa, ví dụ: lái xe có thể an toàn đi ngủ hoặc rời khỏi ghế lái.) 
  6. AI và các thiết bị kết nối trong dịch vụ y tế, tập trung vào những giải pháp nhằm phục vụ việc ngăn ngừa, kiểm soát, phục hồi sức khoẻ, phục hồi chức năng, tư vấn và chữa trị. 
  7. AI và các giải pháp về điện toán đám mây, RPA (tự động hoá quy trình bằng robot – robot processing automation) giúp chuyển đổi ngành tài chính 
  8. Các giải pháp cho thương mại điện tử (e-commerce), AR/VR, cửa hàng không cần người giám sát (unmanned stores)
Nhu cầu về ecommerce tại thị trường IT Nhật
E-commerce là một trong những nhu cầu lớn từ thị trường IT Nhật.

Ngoài ra, theo khảo sát năm 2020 của IDC (International Data Corporation) được đăng trên webite của International Trade Administration thuộc Bộ Thương Mại Mỹ, các dịch vụ IaaS (Infrastructure as a Service) Mỹ hiện chiếm 80% thị trường Nhật Bản. Trong đó,  Amazon Web Services chiếm 40.3% thị trường, Microsoft Azure chiếm 26.3%, Google Cloud chiếm 13.7%

Các phân tích từ báo cáo đều chỉ ra tầm quan trọng của việc có chi nhánh/văn phòng đại diện tại Nhật Bản, sử dụng được tiếng Nhật để giải quyết các vấn đề liên quan đến quy định, pháp lý và trao đổi với khách hàng Nhật. 

Bên cạnh vấn đề liên quan đến ngôn ngữ và văn hoá, báo cáo này cho biết, để thực sự chinh phục, khai thác và đáp ứng nhu cầu của thị trường Nhật, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của châu Âu cần vượt qua các trở ngại chính khác bao gồm: hệ thống cũ kỹ (old legacy system), các quy định bản địa và cách thức xây dựng lòng tin trong các mối quan hệ đối tác. Quá trình đi đến quyết định cuối cùng với khách hàng Nhật thường mất nhiều thời gian, cần nhiều trao đổi thảo luận lẫn kiên trì, đảm bảo việc thấu hiểu sản phẩm/dịch vụ. 

Mặc dù vậy, tiềm năng của thị trường hoàn toàn xứng đáng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại châu Âu bỏ công sức vào việc xây dựng, đầu tư và vượt qua những khó khăn này. Trong 8 lĩnh vực kể trên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại châu Âu đều có những thành công nhất định, ví dụ như: PlanetWay (Estonia), Cybernetica (Estonia), Compumatica (Hà Lan) trong secure data platform và an ninh mạng; Probance (Pháp) cung cấp các giải pháp marketing tự động cho Itochu, Brainpad; KMD (Đan Mạch) và giải pháp phần mềm cho chính phủ điện tử thông qua NEC – đơn vị sản xuất và cung ứng các thiết bị điện tử lâu đời tại Nhật; CENIT (Đức), METRON (Pháp) và các giải pháp công nghệ cho những đơn vị sản xuất như HIROTEC, OMRON….

Công thức chung của các doanh nghiệp thành công tại thị trường Nhật này đều xuất phát từ các yếu tố cầu nối ngôn ngữ, văn hoá, đầu tư, ví dụ như: PlanetWay là một startup Estonia – Nhật; Cybernetica đặt văn phòng tại Nhật từ năm 2014, tham gia các dự án nghiên cứu với Japanese National Institute từ 2010; Compumatica gặp gỡ Tập đoàn Điện lực Tokyo TEPCO trong một chương trình của các đoàn đại biểu thương mại đến Nhật Bản năm 2016, đến năm 2019, 2 bên đã ký kết biên bản ghi nhớ nhằm hợp tác trong vấn đề kiểm soát và theo dõi các nhà máy và thiết bị điện…

Có thể thấy, ngoại trừ các hệ thống cũ kỹ hiện chiếm 60% và có tuổi đời trên/dưới 20 năm như đã đề cập, nhu cầu chuyển đổi số của Nhật Bản đều đòi hỏi các công nghệ và kỹ thuật mới và hiện đại nhất, không hề thua kém bất cứ quốc gia nào. Nhu cầu này là nguồn lợi khổng lồ nếu biết cách khai thác. 

Vì những lý do đã nêu (nhu cầu thị trường, thiếu hụt nhân lực nội địa, công nghệ hiện đại) trong quá trình chọn lựa nơi làm việc, lập trình viên Việt không nên bỏ qua các doanh nghiệp có thế mạnh cung ứng giải pháp kỹ thuật cho thị trường Nhật. Đặc biệt, với những lập trình viên mong muốn tạo ra những giá trị thực tiễn trong cuộc sống, các giải pháp kỹ thuật thực hiện cho những dự án hỗ trợ chuyển đổi số thường có tính ứng dụng cao, có vòng đời dài hơn các sản phẩm, dịch vụ mới toanh, chưa có sẵn thị trường người dùng. 

Ngoài ra, chọn lựa các doanh nghiệp có các yếu tố Nhật Bản bao gồm văn phòng đại diện, nguồn đầu tư… cũng là một trong những cách thức để xem xét, cân nhắc trong quá trình muốn “đầu quân” vào các đơn vị cung ứng giải pháp kỹ thuật cho thị trường Nhật. 

 

 

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
“Nói Việt Nam không có văn hóa riêng do sao chép từ Trung Quốc chẳng khác gì nói Nhật Bản...