Nút Dislike trên Youtube có thực sự hiệu quả?

Rất nhiều người dùng Youtube đang nỗ lực điều chỉnh thuật toán của nền tảng bằng cách nhấn nút Dislike nội dung mà họ không muốn hiển thị. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu từ Quỹ Mozilla lại cho rằng việc này là tốn công vô ích. 

Youtube đã thực hiện nhiều thay đổi với nút Dislike kể từ khi đưa tính năng này vào nền tảng. Cụ thể, Youtube đã thực hiện ẩn đi lượt Dislike và chỉ hiển thị ở chế độ riêng tư. Điều này xuất phát từ việc người dùng dựa vào lượng Dislike để quyết định xem có nên xem video hay không. Đồng thời, họ cũng thường lạm dụng nút này để Youtube hạn chế hiển thị những nội dung tương tự.

Hầu hết các nhà sáng tạo nội dung trên Youtube thường kêu gọi người xem nhấn “Like” cho video/kênh của mình vì tin rằng những phản hồi, tương tác của khán giả có thể tác động vào thuật toán của nền tảng. Nhưng một nghiên cứu mới nhất từ Quỹ Mozilla đã cho thấy rằng, việc người dùng nhấn nút Dislike trên video để loại bỏ nội dung mà họ không muốn xem hầu như không làm ảnh hưởng đến thuật toán của nền tảng.

nut-dislike-tren-youtube-hoat-dong-the-nao
Thuật toán Youtube thực sự hoạt động như thế nào. Ảnh: Kyle Handy

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ 22.722 người dùng đã cài đặt tiện ích mở rộng RegretsReporter trên trình duyệt Mozilla từ 12/2021 đến 06/2022. Các nhà nghiên cứu cho rằng, hơn nửa tỷ đề xuất YouTube sẽ xuất hiện sau khi người dùng click vào các nút phản hồi tiêu cực của YouTube, chẳng hạn như nút “Dislike” hay nút “Không đề xuất kênh này” (Don’t Recommend Channel). Becca Ricks, nhà nghiên cứu cấp cao tại Mozilla đã đặt vấn đề rằng: “Đây đều là những công cụ mà YouTube cung cấp cho mọi người dùng có thể kiểm soát các đề xuất hiển thị nội dung, nhưng những hành động này người dùng thực sự ảnh hưởng đến đâu?” 

Theo nghiên cứu, các nút phản hồi khác nhau sẽ tác động khác nhau đến khả năng đề xuất nội dung tương tự đến người dùng. Theo Mozilla, việc nhấn nút “Không đề xuất kênh này” chỉ hạn chế 43% các đề xuất video không mong muốn, trong khi đó nút Dislike chỉ hạn chế tối đa 12% đề xuất những nội dung tương tự. Ricks cũng cho biết: “Điều chúng tôi nhận thấy sau nghiên cứu chính là các cơ chế kiểm soát của YouTube dường như không thể ngăn chặn hiệu quả những nội dung người dùng không mong muốn”.

nut-dislike-tren-youtube-khong-hieu-qua
Nút Dislike hay nút “Không đề xuất kênh này” dường như không mang lại hiệu quả. Ảnh: Adweek

Cụ thể, một người dùng tham gia nghiên cứu Mozilla đã phản ứng tiêu cực với một video của Tucker Carlson được kênh Fox News đăng vào 13/02. Một tháng sau, anh được đề xuất một video khác của Carlson, cũng được đăng bởi Fox News. Một người dùng khác cũng bày tỏ phản ứng tiêu cực với các video webcam xoay quanh các khu vực xung đột của Ukraine. Thế nhưng, trong vòng một tháng, người dùng này lại được đề xuất một video về cách các binh sĩ Nga thiệt mạng được đưa ra khỏi vùng chiến sự. Ricks cho rằng nội dung của video không phải là vấn đề, bởi vì chúng không vi phạm các quy định của Youtube. Cô cũng nói thêm: “Nhưng khi người dùng đã phản hồi rằng họ không muốn xem, mà Youtube vẫn tiếp tục đề xuất, thì thật sự là rất phản cảm”

youtube-dua-ra-giai-thich-dislike-tren-nen-tang
Phía Youtube đã đưa ra giải thích chi tiết cho hệ thống của mình. Ảnh: Social Nation Now

Về phía YouTube, họ cho biết rằng hệ thống vẫn đang hoạt động rất hiệu quả. Elena Hernandez, phát ngôn viên của Youtube, cho biết người xem hoàn toàn có quyền kiểm soát các nội dung được đề xuất. Quyền kiểm soát này cũng bao gồm “khả năng chặn video hoặc các kênh được đề xuất trong tương lai.”

Điều khiến Mozilla và YouTube có các tranh luận đối lập về yêu cầu “Không đề xuất” của người dùng có lẽ đến từ sự tương đồng giữa các chủ đề, cá nhân hay nội dung được đăng tải. YouTube cho biết thuật toán của nền tảng chỉ đơn giản là ngăn đề xuất video hoặc một kênh cụ thể mà người dùng yêu cầu, nhưng không ảnh hưởng đến quyền truy cập của người dùng vào một chủ đề, quan điểm ​​hoặc diễn giả có những nội dung tương tự. Hernandez nói: “Các biện pháp kiểm soát của chúng tôi không lọc ra toàn bộ một chủ đề hoặc quan điểm nào đó, vì điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực cho người xem, chẳng hạn như tạo ra hiệu ứng Buồng vang Thông tin (Echo Chambers)”.

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
“Nói Việt Nam không có văn hóa riêng do sao chép từ Trung Quốc chẳng khác gì nói Nhật Bản...