Muốn nhớ lâu? Ngừng gõ máy tính và chép ra giấy đi!

Phần lớn chúng ta đều có thói quen ghi chép vào các thiết bị điện tử như điện thoại hay máy tính xách tay. Trong khi đó, não bộ của chúng ta lại được hưởng lợi qua việc viết tay chứ không phải gõ bàn phím! Cùng Techie làm rõ hơn qua báo cáo dưới đây nhé!

So sánh giữa viết tay với gõ bàn phím

Việc viết tay có lẽ chậm và nhàm chán. Nhưng điều này lại giúp tăng cường liên kết giữa các vùng não bộ – bao gồm một số vùng có lợi cho việc học tập và tăng cường trí nhớ. Đó là kết luận đã được rút ra qua nghiên cứu mới đây của các nhà tâm lý học đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy ở Trondheim.

Các nhà khoa học đã theo dõi và so sánh hoạt động não bộ của các sinh viên đại học khi họ viết bằng tay so với việc gõ ra máy tính. Kết quả cho thấy, nhiều vùng não của sinh viên đã hoạt động cùng nhau hơn khi họ viết nguệch ngoạc bằng bút. Ngoài ra, xu hướng này cũng xuất hiện trong sóng não, cho thấy sự liên kết với việc hình thành ký ức.  Có nghĩa là, việc ghi chú bằng tay cũng sẽ giúp não tăng cường trí nhớ hơn.

Viết tay hay gõ máy
Viết tay giúp chúng ta ghi nhớ lâu hơn

Một số nghiên cứu trước đây cũng đã chỉ ra rằng khi ghi chép ra giấy, chúng ta có thể cải thiện chính tả và nhớ lâu hơn những gì được học. Đồng thời, viết tay giúp củng cố sự hiểu biết về các khái niệm. Lý giải cho điều này, các nhà khoa học cho rằng quá trình chậm rãi trong việc ghi ra các chữ cái hay các từ ngữ giúp chúng ta có nhiều thời gian hơn để xử lý tài liệu và học nó.

Viết tay giúp tăng cường kết nối não bộ

Cụ thể, hai nhà khoa học là Audrey van der Meer và Ruud van der Weel đã tuyển dụng sinh viên Đại học cho nghiên cứu của họ. Họ cho sinh viên gõ chữ hoặc viết bằng tay, trong khi đó đeo mũ cảm biến ghi lại hoạt động điện não. Nếu sóng não dao động cùng tần số vào một thời điểm, nó cho thấy mức độ liên kết mạnh mẽ của các khu vực não khi thực hiện một số nhiệm vụ.

Kết quả là các kết nối thú vị đã thực sự xuất hiện. Chữ viết tay – chứ không phải đánh máy – làm tăng mối liên kết giữa các phần bên ngoài của não (đóng vai trò di chuyển và cảm nhận) và các phần trung tâm. Một số vùng não trung tâm đóng vai trò trong trí nhớ. Các phát hiện cho thấy các vùng não này phối hợp với nhau khi viết tay theo cách mà chúng không làm được khi đánh máy.

Nghiên cứu về việc viết tay
Các sinh viên đội mũ được trang bị 256 điện cực để theo dõi hành vi của não

Chia sẻ kết quả lên tạp chí Frontiers in Psychology, các nhà khoa học bổ sung thêm rằng hoạt động não dường như “cao hơn rất nhiều” khi viết tay. “Nó cho thấy sự tham gia nhiều hơn của các vùng não”. Điều này đặc biệt hữu ích cho việc học, bởi một số sóng não nhất định được tăng cường có vai trò trong việc tạo ra và lưu trữ ký ức.

Ghi chép thủ công hay gõ máy?

Dẫu vậy, các nhà khoa học vẫn cho rằng cần có thêm nghiên cứu sâu hơn về sự khác biệt trong liên kết não để tìm ra chiến lược học tốt nhất.

Viết tay rõ ràng tốt cho việc học. Nhưng gõ máy lại dễ dàng, nhanh chóng và thực tế hơn. Vì vậy, cả sinh viên và giáo viên nên dựa trên các nhiệm vụ cụ thể đề đề xuất cần viết tay hay gõ máy. Ví dụ, việc viết tay để ghi chú có thể giúp bạn giữ thông tin lại, trong khi gõ một bài luận có thể giúp bạn ghi lại ý tưởng vào trang nhanh hơn, trước khi bạn quên chúng.

Nhưng dù sao đi nữa, việc viết tay đã chứng tỏ được giá trị của nó. Đây là kỹ năng không nên bị bỏ lại trong thời đại kỹ thuật số.

>>Xem thêm: WHAT CAKE R U – trắc nghiệm phong cách làm việc gây sốt mạng xã hội

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
“Nói Việt Nam không có văn hóa riêng do sao chép từ Trung Quốc chẳng khác gì nói Nhật Bản...