Lỗi 404 – Vì sao lại là 404?

404 là một thông báo lỗi trang web phổ biến, xuất hiện khi một trang web không thể được tìm thấy. Vậy tại sao lỗi này lại mang tên 404, mà không phải là con số nào khác?

404 có ý nghĩa gì?

404 là một mã trạng thái HTTP (HTTP Status Code). Mỗi khi muốn truy cập một trang web, máy tính của bạn (client) sẽ yêu cầu dữ liệu từ máy chủ (server) thông qua HTTP. Nếu quá trình này diễn ra thành công, kết quả được trả về là 200 OK – bạn sẽ nhìn thấy trang web mà bạn cần truy cập. Khi quá trình này diễn ra không thành công, bạn có thể gặp các kết quả trả về tương ứng với những nguyên nhân khác nhau, trong đó có 404.

loi-404-co-y-nghia
Trang 404 thường thấy Ảnh: Internet

404 có nguồn gốc từ đâu?

Có giả thuyết cho rằng, các mã trạng thái HTTP được định nghĩa dựa theo cấu trúc của Tổ chức Nghiên cứu Hạt nhân châu Âu (CERN), nơi World Wide Web lần đầu được tạo ra. Theo giả thuyết này, tại CERN, phòng 404 có chức năng lưu trữ dữ liệu. Bất kì ai muốn tìm tài liệu nào, các nhân viên tại phòng 404 sẽ đi tìm tài liệu đó và gửi tài liệu đó cho người yêu cầu. Nếu không có tài liệu này, nhân viên phòng sẽ đưa ra thông báo “404: file not found” (tạm dịch: “404: không tìm thấy tài liệu”). Và ý nghĩa của lỗi này trên web cũng có nguồn gốc tương tự.

Một giả thuyết nghe vô cùng hợp lý, đúng không nào?

Nhưng sự thật là, CERN không hề có phòng 404 nào. Các mã trạng thái HTTP được thống nhất bởi Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế chính cho World Wide Web (World Wide Web Consortium) vào năm 1992. Các mã này, cùng với con số 404, được định nghĩa bởi Tim Bernes-Lee vào năm 1992. Theo quy tắc của Tim, lỗi có định dạng 4xx ám chỉ lỗi thuộc về máy client (trong trường hợp lỗi đến từ server, định dạng sẽ là 5xx). Số 0 ở giữa cho biết đây là lỗi cú pháp. Và số 4 thể hiện lỗi cụ thể: Trang web mà bạn đang muốn truy cập không được tìm thấy trên máy chủ.

Lỗi 404 Not Found cho biết rằng tài nguyên/ dữ liệu client yêu cầu không khả dụng. Có vài nguyên nhân dẫn đến lỗi trên, cụ thể như sau:

  • Tài nguyên được yêu cầu truy vấn đã bị xoá hoặc thay đổi
  • URL bị nhập sai cú pháp
  • Máy chủ của website đang không hoạt động hoặc bị mất kết nối
  • Hệ thống phân giải tên miền (Domain Name System) không thể chuyển tên miền cần truy cập thành một IP (Internet Protocol) hợp lệ
  • Tên miền không còn tồn tại

Một trang web chứa quá nhiều lỗi 404 sẽ bị các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing đánh giá thấp. Điều này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng và suy giảm lượng truy cập trang. Vì vậy, việc tìm ra các trang 404 trên website là điều rất quan trọng.

Hiện tại, các công cụ phổ biến thường được dùng để kiểm tra các lỗi 404 trên trang web bao gồm Google Search Console, Dead Link Checker và W3C Link Checker.

Với các hệ thống quản trị nội dung (Content Management System – CMS) như WordPress, quản trị viên có thể tạo các trang 404 đặc trưng, mang tính cá nhân hoá, bằng cách sử dụng các tiện ích mở rộng (extension).

error-404-co-the-ca-nhan-hoa
Trang 404 cũng có thể được thiết kế riêng Ảnh: Internet

Vượt qua giới hạn công nghệ, Error 404 đã trở nên thông dụng trong cuộc sống hàng ngày, nhằm ám chỉ thực tế phũ phàng, không như mong đợi. Chẳng hạn, fashion blogger nổi tiếng Plaaastic đã dùng lỗi này để đặt tên cho cuốn sách của mình viết về trầm cảm mang tên.

Bài viết này thuộc series Glad You Asked của Techie – chia sẻ những kiến thức công nghệ nhỏ nhặt, thường bị bỏ lỡ nhưng vô cùng lí thú. Nhấn vào đây để xem thêm các bài viết thuộc series này.

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
“Nói Việt Nam không có văn hóa riêng do sao chép từ Trung Quốc chẳng khác gì nói Nhật Bản...