Khi nào startup công nghệ hoá kỳ lân?

Trong thần thoại, kỳ lân luôn được mệnh danh là cực kỳ quý hiếm. Còn trong giới khởi nghiệp, kỳ lân tuy hoàn toàn có thật, nhưng cũng không phải dễ tìm.

Startup kỳ lân là gì? 

Nói ngắn gọn, startup được định giá 1 tỷ đô thì được gọi là kỳ lân.

Đây là cụm từ được sử dụng lần đầu tiên bởi Aileen Lee, nhà sáng lập của Quỹ Đầu tư mạo hiểm Cowboy, dùng để chỉ các startup được định giá trên 1 tỷ đô – chỉ độ hiếm của các startup ở mức độ này tại thời điểm năm 2013.

Ngoài kỳ lân, còn có siêu kì lân (decacorn) – các startup được định giá ở mức 10 tỷ đô, như Dropbox, SpaceX hay WeWork.

dinh-nghia-startup-ky-lan

Kỳ lân trong giới khởi nghiệp có hình thù ra sao?

Đổi mới sáng tạo: Hầu hết các startup hoá kỳ lân đều mang đến giải pháp đột phá chưa từng có trong lĩnh vực của họ. Ví dụ: Uber thay đổi cách người ta đi lại, Airbnb thay đổi cách người ta suy nghĩ về địa điểm lưu trú khi đi du lịch.

Tiên phong: Kỳ lân thường phải là những người đầu tiên trong lĩnh vực của mình. Họ giáo dục và thay đổi cách công chúng nghĩ và làm trong lĩnh vực của họ, rồi từ đó biến bản thân sản phẩm/ dịch vụ của họ thành thiết yếu. Họ cũng liên tục đổi mới sáng tạo, đón đầu xu hướng để lợi thế không bị lọt vào tay các đối thủ cạnh tranh.

Sử dụng công nghệ: Các startup hoá kỳ lân thường là các mô hình kinh doanh thiên về công nghệ. Uber được sử dụng rộng rãi nhờ việc xây dựng được app thân thiện với người dùng, Airbnb lại tận dụng được thế mạnh của World Wide Web.

Lấy khách hàng làm trọng tâm: Theo Business Insider, 62% các kì lân là các công ty B2C, với mục tiêu là đơn giản hoá các tác vụ cho người dùng, từ đó trở thành một phần của cuộc sống của họ. Giữ mức chi phí/ giá cả phải chăng cũng là một yếu tố quan trọng nữa của các startup kỳ lân.

Được sở hữu bởi tư nhân: Đa phần các kỳ lân đều được sở hữu tư nhân, do đó được định giá cao hơn khi có một công ty/ tập đoàn khác nhảy vào đầu tư.

dac-diem-cua-startup-ky-lan

Và thực ra, có lẽ bạn đã “nhẵn mặt” với các kỳ lân rồi…

Tuy thuật ngữ nghe có vẻ lạ lẫm, nhưng thực ra chúng ta vẫn gặp và sử dụng dịch vụ/ sản phẩm của các kỳ lân công nghệ trong đời sống hàng ngày. Lý do các bạn chưa nhận ra được kỳ lân có lẽ bởi vì giải pháp mà họ mang đến đánh trúng được tâm lý thị trường, nên sở hữu số lượng người dùng đông đảo. Các sản phẩm của họ do đó dần trở thành một phần thiết yếu trong đời sống, nên vượt qua cái bóng mang tên “khởi nghiệp”. Một số startup công nghệ hoá kỳ lân nổi tiếng có thể kể đến trên toàn cầu là Dropbox, Uber, SpaceX, Airbnb…

start-up-ky-lan-viet-nam

Việt Nam hiện tại cũng đã có 4 kỳ lân góp tên vào bản đồ khởi nghiệp thế giới là VNG, Sky Mavis, VNLife và M-Service. Trong đó, VNG và Sky Mavis đều hoạt động trong mảng phân phối trò chơi trực tuyến. Cụ thể hơn, doanh thu của VNG đến từ mảng game truyền thống, còn Sky Mavis có lợi nhuận từ game NFT được phát triển trên nền công nghệ Blockchain – một trào lưu mới trên thế giới. Trong khi VNLife hoạt động mạnh về cổng thanh toán, M-Services, cái tên mới nhất góp mặt trong danh sách, đang dẫn đầu xu thế trong mảng ví điện tử.

Để hiểu rõ hơn về cách M-Services vươn mình hoá kỳ lân nói riêng và tổng quan về kỳ lân startup trên thị trường Việt Nam nói chung, mời các bạn đón đọc series bài viết về chủ đề này trên Techie.

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
“Nói Việt Nam không có văn hóa riêng do sao chép từ Trung Quốc chẳng khác gì nói Nhật Bản...