Italy tạm cấm ChatGPT vì những lo ngại về quyền riêng tư

Trong khi các hãng công nghệ đang chạy đua phát triển công cụ AI, Italy đã trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên cấm ChatGPT. Cụ thể, cơ quan bảo vệ dữ liệu của quốc gia này đã tạm thời cấm chatbot được hậu thuẫn bởi Microsoft vì lý do nghi ngờ vi phạm các quy tắc về thu thập dữ liệu. Cùng Techie cập nhật nhé!

ChatGPT không đáng tin cậy?

Trong thông cáo báo chí phát đi vào chiều 31/3, Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Italy đã công bố lệnh cấm tạm thời sử dụng dịch vụ trí tuệ nhân tạo ChatGPT cho đến khi công cụ của OpenAI “tôn trọng quyền riêng tư”. Theo đó, ChatGPT sẽ bị chặn truy cập tại quốc gia này. Đồng thời, cơ quan bảo vệ dữ liệu Italy cũng sẽ mở cuộc điều ra đối với OpenAI trong một vụ vi phạm an ninh mạng gần đây và một số vấn đề khác.

Vụ việc diễn ra trong bối cảnh các chuyên gia trí tuệ nhân tạo và một số nhà hoạt động xã hội cảnh báo về số lượng dữ liệu khổng lồ mà các chatbot như ChatGPT thu thập từ hàng chục triệu người dùng trên toàn cầu, gây ra mối lo ngại về cách công ty xử lý dữ liệu có thể ảnh hưởng đến quyền riêng tư và an toàn của người dùng.

Trước đó, OpenAI đã làm lộ thông tin thanh toán của một số khách hàng. Theo bài đăng từ chính công ty này, một lỗi trong thư viện nguồn mở của ChatGPT có tên redis-py đã tạo ra sự cố bộ nhớ đệm, dẫn đến khả năng hiển thị cho một số người dùng bốn chữ số cuối cùng ngày ngày hết hạn thẻ tín dụng của người dùng khác, cùng với họ và tên, địa chỉ email và địa chỉ thanh toán. Không chỉ vậy, một số người dùng có thể đã xem được các đoạn trích trò chuyện với ChatGPT của người dùng khác.

Italy cấm chatGPT vì lo ngại rủi ro về an ninh
Cơ quan bảo vệ dữ liệu của Italy ban lệnh cấm đồng thời mở cuộc điều tra về an ninh mạng đối với ChatGPT

Trong cáo buộc điều tra, tổ chức giám sát có trụ sở tại Rome yêu cầu OpenAI phải ngừng hoạt động ChatGPT tại Italy ngay lập tức. Sau đó, công ty được hậu thuẫn bởi Microsoft sẽ có 20 ngày để đưa đưa ra bằng chứng phản bác. Nếu OpenAI không phản hồi trong thời hạn này, họ có thể phải đối mặt với khoản phạt lên đến 20 triệu Euro.

Ngoài ra, cơ quan của Italy cũng chỉ trích sự thiếu sót của OpenAI về bộ lọc để xác nhận rằng trẻ em dưới 13 tuổi không sử dụng dịch vụ chatbot. Cụ thể, cơ quan quản lý cho rằng việc trẻ em tiếp xúc với những câu trả lời của chatbot là “không phù hợp với mức độ tự nhận thức và phát triển” của chúng.

Về phía Open AI, đại diện phát ngôn của công ty xác nhận đã vô hiệu hóa ChatGPT ở quốc gia này, đồng thời cam kết về việc bảo vệ sự riêng tư cho người dùng. “Chúng tôi muốn AI tìm hiểu về thế giới chứ không phải về các ngóc ngách cá nhân”, công ty nói thêm.

Italy không phải là quốc gia duy nhất cấm ChatGPT

Động thái dứt khoát cấm ChatGPT của Italy không phải là tiền lệ đầu tiên. Trước đây, cơ quản bảo vệ dữ liệu của quốc gia này cũng đã cấm chatbot Replika.ai. Replika là startup ra đời vào năm 2017, cung cấp các tài khoản tùy biến để trò chuyện với mỗi người. Dù được quảng cáo là “người bạn ảo” giúp giải tỏa cảm xúc, nhà quản lý Italy lại cho rằng nó có thể gia tăng rủi ro về tổn thương tinh thần, cũng như lo ngại về vấn đề thu thập dữ liệu.

Tuy nhiên, Italy không phải là quốc gia duy nhất nói không với ChatGPT. Chatbot này cũng đang bị vô hiệu hóa tại Trung Quốc, Hồng Kông, Iran, Nga và một số khu vực của Châu Phi. Về phía Trung Quốc, sau khi cấm ChatGPT, quốc gia này đã công bố về chatbot có cơ chế hoạt động tương tự với tên gọi là Ernie Bot.

Có nhiều lo ngại về rủi ro do sử dụng ChatGPT
Quyền riêng tư chỉ là một trong những vấn đề gây lo ngại khi sử dụng chatbot AI

Cũng trong tuần qua, Elon Musk, Yoshua Bengio và nhóm các chuyên gia, nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đã phát đi bức thư kêu gọi tạm dừng cuộc đua AI trong 6 tháng, vì những lo ngại về rủi ro đối với xã hội. Mặc dù vậy, một số chuyên gia và người trong ngành lại cho rằng cuộc kêu gọi đó là đạo đức giả và chỉ là một các để người dùng chậm chân có thể bắt kịp OpenAI – khi đây là thời điểm các công ty công nghệ lớn đang cạnh tranh khốc liệt để phát hành các sản phẩm trí tuệ nhân tạo như ChatGPT của OpenAI và Bard của Google.

Tuy vậy, cũng có thể thấy rằng cả thế giới dường như đang chia thành hai luồng ý kiến rõ rệt trước sự phát triển của Generative AI (tạm dịch: AI tạo sinh). Lo ngại rủi ro, giới chức nhiều quốc gia đang kêu gọi đưa ra quy định pháp lý về trí tuệ nhân tạo. Hiện, liên minh châu Âu đang chuẩn bị ban bố quy định điều chỉnh cách trí tuệ nhân tạo được sử dụng tại EU. Theo đó, các doanh nghiệp vi phạm quy định sẽ bị phạt lên đến 30 triệu Euro hoặc 6% tổng doanh thu toàn cầu, tùy thuộc vào con số nào lớn hơn.

>> Xem thêm: Những quốc gia nào đang cấm Tiktok. Lý do tại sao?

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
“Nói Việt Nam không có văn hóa riêng do sao chép từ Trung Quốc chẳng khác gì nói Nhật Bản...