Hiệu ứng cánh bướm trong xung đột giữa Nga và Ukraine

Bạn đã biết gì về “hiệu ứng cánh bướm” (Butterfly Effect)? Hiệu ứng cánh bướm và học thuyết domino (Domino Theory) nói gì về những ảnh hưởng dây chuyền trong một thế giới toàn cầu hóa? Tại sao chiến sự ở Nga và Ukraine lại góp phần tạo nên khủng hoảng lương thực ở Ai Cập xa xôi?

Nếu có những thắc mắc trên, hãy cùng Techie.vn tìm hiểu ngay sau đây nhé.

  1. Hiệu ứng cánh bướm là gì?
  2. Hiệu ứng cánh bướm khác gì với Học thuyết Domino?
  3. Từ những ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên trong xung đột giữa Nga và Ukraine
  4.  Đến những “hiệu ứng cánh bướm” không ai ngờ đến

1. Hiệu ứng cánh bướm là gì?

Hiệu ứng cánh bướm được nhà toán học Edward Norton Loenz khám phá ra  khi ông đang thực hiện mô phỏng các hiện tượng thời tiết. Lorenz nhận thấy rằng nếu ông làm tròn các dữ liệu đầu vào, dù với sai số bé thế nào đi nữa, thì kết quả cuối cùng luôn khác với kết quả của dữ liệu không được làm tròn. Một thay đổi nhỏ của dữ liệu đầu vào dẫn đến một thay đổi lớn của kết quả cuối cùng.

Nghiên cứu của ông trở nên nổi tiếng vào những năm 1970-1980 và trở thành nền tảng của Thuyết hỗn loạn (Chaos Theory). Theo Lorenz giải thích rằng, một cái đập cánh của con bướm cũng gây ra những thay đổi nhỏ trong bầu khí quyển Trái Đất, và sẽ dẫn tới trì hoãn hay thúc đẩy sự hình thành của một cơn lốc xoáy ở khoảng cách xa tới hàng nghìn cây số.

2. Hiệu ứng cánh bướm khác gì với Học thuyết Domino?

Theo Open Mind, tỷ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với động năng của toàn bộ cơn lốc là rất nhỏ, vì thế con bướm không tác động trực tiếp tới cơn lốc ở Texas. Nói cách khác, động năng sinh ra từ cái đập cánh của con bướm này có thể bị triệt tiêu bởi cái đập cánh của con bướm khác.

Tuy nhiên, theo lý thuyết hỗn loạn, thời tiết là kết quả từ hàng triệu biến cố có quan hệ với nhau, trong đó một cái đập cánh của con bướm có thể là khởi đầu cho hàng loạt biến đổi về cường độ, không gian, thời gian và động năng. Tất nhiên không có ý nói là con bướm có khả năng tạo ra cơn lốc xoáy. Thuyết này cho rằng, việc đập cánh của con bướm là khởi đầu của chuỗi điều kiện như nhiệt độ, tốc độ gió… hợp lại tạo ra cơn lốc xoáy. Theo đó, động năng của một cái đập cánh của con bướm (dù rất nhỏ), cùng với vô vàn hoạt động động năng khác cộng lại, có thể làm biến đổi thời tiết toàn Trái Đất.

Trong khi đó, Học thuyết Domino (Domino Theory), xuất phát từ Hiệu ứng  Domino (Domino Effect) lại tập trung vào ý tưởng: một phản ứng chuỗi dây chuyền xảy ra khi một thay đổi nhỏ tại điểm gốc của hệ gây ra những thay đổi tương tự tại các điểm lân cận và sau đó lan ra các chuỗi xa hơn.

Nói tóm lại, trong khi khả năng tác động của cánh bướm đến việc hình thành cơn bão rõ ràng là một điều không tưởng, song lại hoàn toàn có thể xảy ra thì với các quân cờ domino được xếp liền kề nhau, chúng ta hoàn toàn có thể phán đoán và quan sát những ảnh hưởng xảy ra tức thì ngay sau đó.

3. Từ những ảnh hưởng trực tiếp đầu tiên trong xung đột giữa Nga và Ukraine

Giá thị trường nhiên liệu truyền thống tăng cao

Vào 24/2/2022, Nga triển khai chiến dịch đặc biệt nhằm bảo vệ người dân tại Cộng hòa nhân dân Donetsk (DPR) tự xưng và Cộng hòa nhân dân Luhansk (LPR) tự xưng ở vùng Donbass, miền Đông Ukraine.

Thị trường năng lượng ngay lập tức chịu tác động. Giá dầu Brent ngay lập tức tăng, vượt mốc 100 usd 1 thùng. Đây là lần tăng cao nhất của dầu Brent kể từ năm 2014. Nga là nước xuất khẩu dầu lớn thứ 2 và cũng là quốc gia sản xuất dầu đứng thứ 3 thế giới.

Không chỉ giá dầu ảnh hưởng, giá vàng và giá nhôm cũng theo đó mà tăng lên. Cụ thể:

  • Giá vàng đạt mức 1.945 usd/ounce. Đây là mức giá gần đạt ngưỡng kỷ lục trong suốt 9 tháng trước đó
  • Giá nhôm tăng lên mức cao kỷ lục, đạt 3.382,5 usd/tấn.

Tuy nhiên, vì kinh tế Nga chiếm 1,7%, các chuyên gia kinh tế đều cho rằng ảnh hưởng toàn cầu đến các lĩnh vực khác là không nhiều

Thông tin thị trường năng lượng ảnh hưởng ngay sau khi chiến sự Nga- Ukraine nổ ra

Thời sự VTV 24/2

Thời sự VTV 25/2

Một số lệnh cấm vận của Mỹ và châu Âu được đưa ra nhằm mục đích trừng phạt Nga. Tuy chưa đánh vào các hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga, song khi các lệnh trừng phạt này áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng, khiến các giao dịch quốc tế của Nga khó khăn, hoặc các lệnh trừng phạt nhắm vào các hãng vận tải biển của Nga, giá dầu tại các nước vùng vịnh vì thế cũng sẽ ít nhiều biến động.

Tuy nhiên, theo các đánh giá từ Trung Đông trong thời điểm này, giá của thị trường dầu sẽ không bị đẩy đi quá xa. Các chuyên gia đều tin rằng Mỹ và châu Âu chắc chắn đều đã tính toán, lường trước hậu quả của các lệnh cấm vận nhằm vào Nga. Tổ chức Năng lượng Quốc tế IEA với các thành viên chủ chốt là các nước phương Tây tuyên bố sẵn sàng hành động để kiềm chế giá dầu. Lượng dầu của các nước IEA ước tính còn hơn 4 tỷ thùng; trong đó có 1.5 tỷ thùng nằm trong kho dự trữ chiến lược.

Các chuyên gia đều tin rằng các hoạt động cấm vận của Mỹ và châu Âu đều “né” các hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga vì lo ngại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc nhập khẩu dầu giá rẻ từ Nga.

Chính phủ Mỹ tuyên bố thắng thầu kỷ lục cho thuê gió ngoài khơi

Sự biến động của thị trường nguyên liệu truyền thống đã đánh dấu những bước ngoặt đáng kể cho thị trường năng lượng tái tạo. Cụ thể, chính phủ Mỹ đã tuyên bố thắng thầu kỷ lục khi cho thuê gió ngoài khơi để phát triển điện gió.

Thời sự VTV 27/2

Thể thao Nga bị cấm nhưng người hâm mộ Chelsea cũng buồn

Tình hình chiến sự và chính trị đã ảnh hưởng đến các hoạt động thể thao của Nga: từ vòng loại World Cup 2022 đến giải đua Công thức 1, các sự kiện thể thao quốc tế đều nói không với vận động viên Nga và nói không với việc tổ chức bất kỳ sự kiện nào tại Nga.

Thời sự VTV 1/3

Không dừng lại ở đó, chính phủ Anh tuyên bố đóng băng tài sản của tỷ phú Roman Abramovich – chủ sở hữu của CLB bóng đá Chelsea. Tưởng chừng quyết định chỉ ảnh hưởng đến cá nhân vị tỷ phú này song tài khoản của Chelsea vì thế cũng bị phong tỏa. Quyết định này khiến CLB Chelsea sẽ bị cấm mọi hoạt động chuyển nhượng, gia hạn hợp đồng, không được bán thêm vé vào sân, đồ lưu niệm, áo đấu… Thậm chí, Chelsea sẽ không thể chi tiền đổ xăng cho xe buýt của đội!

4. Đến những “hiệu ứng cánh bướm” không ai ngờ đến

Snack quốc dân tại Nhật 43 năm không đổi giá nay đã tăng 20%

Bắt đầu từ tháng 4/2022, Umaibo – món ăn vặt nổi tiếng từ bắp với kết cấu giòn xốp – sẽ tăng giá lần đầu tiên trong lịch sử, do chi phí nguyên liệu đầu vào tăng. Umaibo sẽ tăng giá bán lẻ 20%, từ 10 lên 12 yên. Mặc dù việc Umaibo tăng giá được thông báo từ ngày 24/1 và thực tế không phải ảnh hưởng trực tiếp từ những sự việc xảy ra tính từ ngày 24/2, khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt song xung đột Nga – Ukraine, hay sự dè chừng giữa Mỹ, châu Âu và Nga đã âm ỉ từ lâu và là một trong những nguyên nhân góp phần vào việc gián đoạn chuỗi cung ứng, bên cạnh những tác động từ đại dịch Covid 19.

Theo Yaokin, công ty sản xuất Umaibo, có trụ sở tại phường Sumida, Tokyo, nguyên nhân sự điều chỉnh giá lần đầu tiên sau 43 năm ra đời của món ăn vặt quốc dân này do chi phí nguyên liệu đầu vào như ngô từ Mỹ, dầu thực vật, vật liệu đóng gói và chi phí vận chuyển tăng, cùng một số các yếu tố khác.

Khủng hoảng lương thực và nghèo đói gia tăng tại Ai Cập, Yemen, Kenya

Một cuộc xung đột ở phía đông châu Âu song sức ảnh hưởng lan xa đến kho dự trữ lương thực của một quốc gia châu Phi cách đó 2400km. Tại Ai Cập, nguồn dự trữ lương thực quốc gia đáng lý có thể trụ được 4 năm, song nay chỉ còn cầm cự chừng 2 đến 3 tháng.

Lý do là, tại Ai Cập, nước này vẫn đang duy trì chính sách mỗi ngày miễn phí 5 ổ bánh mì miễn phí cho khoảng 2/3 dân số, xem đây là một trong những yếu tố tối quan trọng để phòng ngừa nguy cơ bất ổn xã hội sau Mùa xuân Arab. Tuy nhiên, 85% kho lúa mỳ của Ai Cập nhập từ Nga và Ukraine. Với những bất ổn chính trị và cấm vận từ các nước phương Tây áp đặt lên cuộc xung đột Nga và Ukraine, xem chừng, Ai Cập nằm không cũng… dính đạn.

Bánh mỳ là thực phẩm thiết yếu trên bàn ăn của người dân tại ít nhất 27 quốc gia trên thế giới. Hiện Nga và Ukraine chiếm gần 1/3 lượng lúa mỳ xuất khẩu toàn cầu. Hầu hết hàng hoá xuất khẩu của Ukraine đi ra thế giới qua Biển Đen. Và chính phủ Ukraine đã ra lệnh đóng cửa các cảng biển ở khu vực này. Ngày 9/3 vừa rồi, Ukraine cũng đã tuyên bố ngừng xuất khẩu lúa mỳ.

Còn Nga do bị phương Tây trừng phạt kinh tế mà thị trường xuất khẩu cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các bạn hàng, hoặc là không dám mua, hoặc là không mua được.

Khác với xăng hay vàng, nếu xăng tăng thì có thể chuyển qua các phương tiện công cộng, vàng tăng thì đầu tư vào những thị trường khác, còn giá lương thực tăng thì các nước đều phải hứng chịu như nhau vì ai rồi cũng … đói.

Ai Cập không phải là quốc gia duy nhất sống dựa vào nguồn nhập khẩu lúa mỳ. Thổ Nhĩ Kỳ hiện 80% lượng lúa mỳ nhập từ Nga và Ukraine, Li Băng hay Tunisia nhập trên 80%, Iran trên 60%… Đáng chú ý đây đều là những nền nông nghiệp lớn tại Trung Đông, Bắc Phi. Còn những quốc gia như tại Vùng Vịnh, lương thực về cơ bản là nhập khẩu toàn bộ.

Theo ước tính của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, cuộc xung đột Nga – Ukraine có thể khiến giá lương thực và thực phẩm quốc tế tăng từ 8% đến 20%. Các chuyên gia cũng cảnh báo khả năng gián đoạn hoạt động nông nghiệp của hai nước xuất khẩu lương thực chủ chốt này có thể khiến số lượng người suy dinh dưỡng toàn cầu tăng thêm từ 8 đến 13 triệu người trong giai đoạn 2022 – 2023.

Các quốc gia như Kenya hay Yemen từ lâu hứng đã chịu nạn đói triền miên. Châu Phi chiếm 30% số lượng người “đói bền vững” trên thế giới, gần một nửa dân số sống trong tình trạng thiếu ăn, suy dinh dưỡng, nghèo khổ, thu nhập dưới mức 1,25USD/ngày. Trước cơn bão giá lương thực, nạn đói đã hoành hành nay lại tiếp lục lan rộng.

 

Khám phá thêm
Temu, một ứng dụng mua sắm Trung Quốc, đang gây chấn động trên internet với những sản phẩm rất rẻ....
“Chúng ta đang sống trong thế giới VUCA” – Câu nói này đã diễn tả đúng tình trạng thế giới...
Trong bài viết này, Techie sẽ giới thiệu đến bạn bản chất của tính năng constraints và auto-layout figma, cũng...
Theo một “nguồn tin mật” cho hay, Ghibli chính thức công bố trailer phần tiếp theo của tựa phim Vùng...
Thuật toán Dijkstra là một công cụ quan trọng trong lý thuyết đồ thị và tối ưu hóa. Với khả...
Nếu như các ứng dụng hẹn hò như Tinder, Okcupid, Facebook Dating vẫn chưa đem đến cho bạn một anh...
Cảm biến sinh học (Biosensor) đã đánh dấu một thành tựu quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi...
Thời gian gần đây, công nghệ AI đang trở thành chủ đề được nhân loại đặc biệt quan tâm. Trên...